Dưới đây là 12 lỗi thường gặp khi phỏng vấn xin việc mà đa số ứng viên thường xuyên mắc phải. Hãy lưu ý rằng, những gì bạn thể hiện là yếu tố ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng và tăng khả năng trúng tuyển của bạn
Lỗi thường gặp khi phỏng vấn xin việc
Khi tham gia phỏng vấn, bạn cần lưu ý đến khả năng giao tiếp đảm bảo tính chuyên nghiệp và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Những cử chỉ bắt tay, giao tiếp bằng mắt (eye contact), ngôn ngữ cơ thể (body language),... sẽ là những yếu tố cần được quan tâm trong giao tiếp. Bên cạnh đó, kỹ năng ăn nói sẽ giúp bạn tư tin, truyền đạt đúng những gì bạn đang mong muốn với nhà tuyển dụng.
Trong buổi phỏng vấn, bạn nên ngồi thẳng lưng, nhìn vào mắt nhà tuyển dụng và không nên vắt chéo chân. Đặc biệt cần chú ý nên tắt chuông điện thoại trước khi buổi phỏng vấn bắt đầu để tạo sự chuyên nghiệp.
Thông thường ở cuối buổi phỏng vấn thường sẽ có phần đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, nhiều ứng viên không hay quan tâm tới vấn đề này hoặc đặt ra những câu hỏi không liên quan khiến bạn dễ bị đánh giá là thiếu sự chuẩn bị.
Bạn có thể chuẩn bị từ 2 đến 3 câu hỏi liên quan đến vị trí tuyển dụng, phúc lợi mình có thể nhận được, câu hỏi liên quan đến công ty,... Qua những câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ thấy rằng bạn thực sự đang muốn gắn bó nghiêm túc với công ty.
Nhiều ứng viên cho rằng phải tận dụng tối đa thời gian phỏng vấn để thể hiện bản thân cho nhà tuyển dụng thấy. Điều này thật ra là không nên vì cuộc phỏng vấn vốn là hai chiều. Việc nói quá nhiều có thể cho thấy bạn có cái tôi quá lớn hoặc bạn đang cố che dấu đi sự sợ hãi của mình.
Hãy bình tĩnh hơn và trả lời trọng tâm vào những câu hỏi mà nhà tuyển dụng đang hỏi bạn. Khi trả lời bạn nên mở rộng các ý trả lời của mình như thêm các ví dụ, kinh nghiệm hay những câu chuyện của bản thân liên quan đến câu hỏi. Điều này giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về con người bạn và buổi phỏng vấn vì thế cũng trở nên nhẹ nhàng, thú vị hơn.
Khi bạn trả lời không đúng trọng tâm, nhà tuyển dụng sẽ thấy rằng khả năng phân tích của bạn rất kém và không có kỹ năng diễn đạt ý. Vì vậy, khi được đặt một câu hỏi, bạn nên lắng nghe và suy nghĩ kỹ câu trả lời đúng trọng tâm. Bạn có thể đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng để làm rõ hơn vấn đề nếu cần
Vẻ ngoài là ấn tượng đầu tiên khi nhà tuyển dụng gặp bạn. Một trang phục gọn gàng, lịch sự và chuyên nghiệp sẽ là lựa chọn thông minh giúp bạn ghi dấu ấn trong mắt nhà tuyển dụng. Đối với nam, bạn có thể lựa chọn một chiếc quần tây, áo sơ mi, kèm vest. Đới với nữ, bạn có thể lựa chọn áo sơ mi hoặc áo kín cổ cùng váy ôm hoặc quần dài tối màu. Đặc biệt, đối với nữ nên chọn cách trang điểm nhẹ nhàng. Nên tránh những trang phục có màu sắc quá nổi bật, hoặc những thiết kế không phù hợp
Lỗi thường gặp khi phỏng vấn xin việc
Hãy thể hiện bản thân mình vừa đủ với nhà tuyển dụng, chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy những yếu tố quan trọng về kiến thức, kỹ năng,... Việc quá khiêm tốn sẽ thể hiện bạn là người thiếu tự tin, mờ nhạt và làm giảm cơ hội trúng tuyển của bạn
Nhà tuyển dụng thường có câu hỏi “Hãy cho biết điểm yếu của bản thân bạn?”. Một số ứng viên thường trả lời câu hỏi này là “Tôi quá cầu toàn” nhằm biến điểm yếu thành một điểm mạnh, nhưng phần lớn nhà tuyển dụng sẽ không thích câu trả lời này. Bạn nên chỉ ra điểm yếu của mình và nêu lên những biện pháp bạn đang thực hiện để cải thiện điểm yếu này của mình.
Đọc kỹ mô tả công việc (JD) và tìm hiểu những thông tin cơ bản của công ty sẽ giúp bạn trở nên chuyên nghiệp hơn. Các thông tin như tên công ty, chi nhánh, lĩnh vực hoạt động,... cần phải được nắm vững. Điều này thể hiện bạn là một người chu đáo, nghiêm túc với công việc
Hãy thể hiện sự nghiêm túc và chuyên nghiệp nhằm tạo ra ấn tượng tốt về phía nhà tuyển dụng. Ấn tượng tốt ban đầu sẽ tăng khả năng trúng tuyển của bạn. Hãy đón nhận mọi tình huống xảy ra vì đó có thể là những thử thách nhỏ mà nhà tuyển dụng đặt ra để đánh giá bạn
Bạn nên thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy mong muốn về cơ hội thăng tiến hoặc tích lũy kinh nghiệm. Đối với vấn đề lương bổng, phúc lợi nên bàn bạc vào cuối buổi. Tốt nhất là không nên vội vàng mà hãy thể hiện sự phù hợp của bản thân với công việc đang hướng tới
Ngay cả khi bạn không có ấn tượng tốt với công ty cũ thì việc đề cập đến vấn đề này một cách kém tích cực cũng là điều không nên. Đây cũng là lý do vì sao, các nhà tuyển dụng thường hỏi lý do xin nghỉ việc ở công ty cũ. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được mong muốn phát triển của bản thân và sự mong muốn trở thành một phần của công ty mà bạn đang ứng tuyển
Viếc đến quá sớm hoặc quá muộn sẽ cho thấy bạn là người không quản lý được thời gian tốt. Hãy đến sớm từ 10 đến 15 phút so với lịch hẹn để có thể sửa soạn và chuẩn bị kỹ cho buổi vấn.
Trên đây là 12 lỗi thường gặp khi phỏng vấn xin việc mà bạn nên tránh để có một buổi phỏng vấn tốt. Tham khảo những vị trí tuyển dụng và những thông tin liên quan khác tại vieclam12h.vn
Buổi phỏng vấn là bước đầu giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Lưu ngay 12 lỗi thường gặp khi phỏng vấn xin việc để tránh mắc phải những sai lầm khi đi phỏng vấn
Các kinh nghiệm phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh hữu ích nhất cho bạn tự tin, vượt qua bài phỏng vấn và dễ được nhận việc nhất.
Tổng hợp về cách viết CV cho sinh viên năm nhất dễ hiểu, dễ ứng dụng và có cơ hội việc làm cao.