Cách giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn

Khi đi xin việc, một cuộc phỏng vấn gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng không chỉ là trả lời đúng các câu hỏi được đặt ra mà bạn còn cần có một bài giới thiệu bản thân thu hút, gây được ấn tượng, sự chú ý. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn những thông tin hữu ích về cách giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn. 

Cách giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn 

Cách giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn 

Quan trọng việc giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn

Khi bắt đầu buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên giới thiệu sơ lược về bản thân trước khi đi vào các câu hỏi chuyên môn chính trong lĩnh vực nghề nghiệp. 

Khi giới thiệu về bản thân sẽ giúp giúp cho nhà tuyển dụng biết được những thông tin cá nhân cũng như những điểm nổi bật của bản thân ứng viên. Thông qua việc giới thiệu, nhà tuyển dụng có thể quan sát được thái độ, cách ứng xử và độ tự tin của ứng viên. Không chỉ vậy, quá trình này còn là sự tương tác giữa ứng viên với nhà tuyển dụng. Từ đó, có thể đưa ra những quyết định tuyển dụng thích hợp. 

Việc giới thiệu bản thân là cơ hội cho ứng viên thể hiện với nhà tuyển dụng từ đó có thể ghi được những điểm mạnh, sự khác biệt của mình so với các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra còn giúp cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người phù hợp với vị trí công việc nào mà công ty đang tuyển dụng.

Cách giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn

Cùng tìm hiểu cách giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn ấn tượng nhé!

Nói lời cảm ơn

Trước khi giới thiệu bản thân, bạn hãy nên gửi một lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng đã cho bạn cơ hội để đến với buổi phỏng vấn. Lời cảm ơn sẽ khiến cho phía nhà tuyển dụng thấy được sự tôn trọng. Ngoài ra, việc gửi lời cảm ơn trước khi bắt đầu buổi phỏng vấn sẽ tạo được cảm giác bạn là một ứng viên lịch sự, chuyên nghiệp và đáng tin cậy. Do đó nhận được đánh giá tích cực hơn.

Giới thiệu đầy đủ về thông tin cá nhân

Phần giới thiệu họ tên, tuổi, quê quán là những thông tin không thể bỏ qua. Do vậy, hãy giới thiệu thật đầy đủ về họ tên, trước khi giới thiệu chi tiết về các kỹ năng, học vấn và những yếu tố khác.

Cần giới thiệu tên tuổi một cách mạch lạc rõ ràng sẽ giúp cho việc xưng hô giữa nhà tuyển dụng trở nên dễ dàng và thoải mái hơn. Không chỉ vậy, việc giới thiệu bản thân còn giúp cho nhà tuyển dụng biết được những thông tin cơ bản về ứng viên của mình. 

Cách giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn 

Cách giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn 

Giới thiệu về trình độ chuyên môn

Những thông tin về trình độ học vấn, chuyên môn đã được đề cập đến trong CV nhưng bạn cũng cần nhắc lại để nhà tuyển dụng có thông tin rõ hơn, lưu ý hơn về thông tin của bạn. Với việc giới thiệu về chuyên môn, bạn có thể trình bày được thêm những điểm nổi bật, cơ hội cho bạn thể hiện trình độ chuyên môn của bản thân để có thể gây được ấn tượng mạnh hơn với nhà tuyển dụng. 

Giới thiệu về kinh nghiệm làm việc của bản thân

Kinh nghiệm làm việc chính là một trong những mục nhà tuyển dụng quan tâm, vì thế bạn nên chọn lọc những kinh nghiệm để có thể đáp ứng cho vị trí công việc ứng tuyển. Nếu là sinh viên mới ra trường, bạn có thể tự tin kể về những hoạt động tình nguyện hay hoạt động xã hội đã từng tham gia, một số công việc đã làm. Từ đó rút ra những bài học, kinh nghiệm để áp dụng cho vị trí bạn đang ứng tuyển. Những thông tin này thể hiện bạn là người chịu học hỏi, biết lắng nghe.

Dù rằng bạn có kinh nghiệm hay không, khi trình bày, bạn cần giữ được sự bình tĩnh, tự tin. Nếu nhà tuyển dụng có đặt câu hỏi bất ngờ bạn vẫn có thể ứng xử tốt. Hãy nhấn mạnh những kinh nghiệm, bài học có liên quan đến công việc mà bạn có được để tạo nên sự nổi bật trong phần giới thiệu.

Giới thiệu về điểm mạnh điểm yếu của bản thân

Điểm mạnh và điểm yếu của bản thân cũng là một yếu tố giúp cho nhà tuyển dụng đánh giá được bạn có phù hợp với công việc không. Vì thế bạn cần hiểu rõ những điểm mạnh - yếu của bản thân và trình bày một cách ngắn gọn, cụ thể. Phần thông tin này khá cần thiết cho những sinh viên mới ra trường cũng như những người chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc. 

Nói về mục tiêu làm việc

Đây là phần để đánh giá xem bạn có mong muốn gắn bó lâu dài với công ty không hay chỉ muốn học tập trau dồi thêm kinh nghiệm làm việc. Bạn cần xác định rõ những mục tiêu ngắn hạn cũng như mục tiêu dài hạn của bản thân cho thấy hướng phát triển cho bản thân, sự chuyên nghiệp và tầm nhìn của bạn khi có những định hướng rõ ràng.

Nguyện vọng vị trí làm việc

Nguyện vọng về vị trí việc làm như môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến,... sẽ giúp nhà tuyển dụng cân nhắc chọn lựa được ứng viên phù hợp với định hướng phát triển. Do đó, bạn cần thể hiện rõ những nguyện vọng với vị trí làm việc cũng như mong muốn được làm việc trong thời gian dài.

Lời cảm ơn sau khi giới thiệu

Hãy gửi lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng vì đã lắng nghe để kết thúc bài giới thiệu bản thân. Bằng cách này, bạn có thể ghi điểm lịch sự trong mắt nhà tuyển dụng

Chú ý trong quá trình giới thiệu bản thân cần thể hiện sự tự tin, bình tĩnh, sự vui vẻ để phần phỏng vấn tốt đẹp nhất. 

Trên đây là cách giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn bạn có thể tham khảo. Để có nhiều thông tin hơn liên hệ Vieclam12h theo địa chỉ https://vieclam12h.vn/

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT

Tin tức liên quan

TẢI MẪU CV

CHUYÊN VIÊN HỖ TRỢ

  • 0983448441 Nguyễn Công Hùng
  • 0986809719 Lê Thanh Vân
  • 0979016279 Lê Quang Hòa
  • 0868894546 Nguyễn Thị Thắm
  • 0961938198 Trần Thiên Trang
  • 0963788838 Phan Thị Hằng
  • 0376503392 Tống Hồng Nhung

Cẩm nang nghề nghiệp

XEM THÊM THÔNG TIN

x

Bạn nhập số điện thoại